Mụn trứng cá thông thường (mụn sần, mụn mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng) là loại bệnh lý về da phổ biến nhất ở các nước phát triển. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện cùng lúc với sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Khoảng 80 – 90% thanh niên bị ảnh hưởng bởi mụn trứng cá ở các mức độ khác nhau, và có đến 20 – 30% trong số đó cần được hỗ trợ bởi các liệu pháp y học. Số lượng người trưởng thành bị mụn trứng cá cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ.
DẤU HIỆU & TRIỆU CHỨNG
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở da nhờn, kèm theo đó là nổi mụn comedones (đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt và thông thường còn có thể xuất hiện ở cổ, vai, ngực và lưng. Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ. Mụn có thể khiến tâm lí căng thẳng, khó chịu kéo dài đồng thời có thể dẫn đến vết thâm (PIH) hoặc để lại sẹo.
Vết thâm là một vùng da bị biến đổi màu – hậu quả của sự viêm nhiễm da do mụn hoặc chàm – đặc biệt thường gặp ở những người có nước da sẫm màu. Vết thâm sẽ biến mất theo thời gian và nếu muốn đẩy nhanh quá trình giảm thâm, có thể sử dụng các phương pháp trị liệu chăm sóc da và chống nám.
Các mức độ về mụn trên da
Mức độ nhẹ (Mụn đầu trắng, đầu đen – Comedonica). |
|
Mức độ trung bình (Mụn có hạt nhân vàng hoặc trắng – Papulopustulosa). |
|
Mức độ nặng (Mụn bọc – conglobata). |
Các yếu tố chính hình thành nên mụn trứng cá:
Có 4 yếu tố chính
- Sự tăng tiết bã nhờn
Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Về mặt sinh lý, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hóc-môn, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.
Quá trình tiết bã nhờn bị xáo trộn có thể gây nên chứng Viêm da Tiết bã, một loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc, đóng vảy trắng hoặc vàng ở các khu vực da nhờn như ở đầu hoặc bên trong tai. Tìm hiểu thêm về Sự tăng tiết bã nhờn.
- Sự tăng sừng
Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn.Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn) kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ấy ở gần bề mặt da.
3. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật
Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang .
4. Sự viêm nhiễm
Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
Nguyên nhân và yếu tố gây nên mụn trứng cá
Hóc-môn đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở thanh thiếu niên (mặc dù mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi). Sự gia tăng một loại nội tiết có tên gọi Androgens ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết.
Thêm vào đó, các tuyến bã nhờn trở nên nhạy cảm hơn cũng là một nhân tố liên quan đến đến sự phát triển của mụn trứng cá.
Phần lớn mụn trứng cá biến mất một cách tự nhiên sau tuổi dậy thì. Tuy nhiên vẫn cần phải có các biện pháp chữa trị hiệu quả để ngăn ngừa việc hình thành sẹo về sau.
Do tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hóc-môn, mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành vẫn có thể xuất hiện ở phụ nữ bị mắc các bệnh liên quan đến hóc-môn như hội chứng đa nang buồng trứng. Ngoài ra, thần kinh căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành.
Vi khuẩn. Ở những người có da bị mụn, sự sản xuất bã nhờn dư thừa tạo một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn mụn trứng cá thường được xem là vô hại (Propionibacterium acnes) sinh sôi nảy nở. Điều này gây nên tình trạng viêm nhiễm và sự hình thành của các đốm đỏ hoặc có thể chứa mủ.
Nhiều người cho rằng những người bị mụn trứng cá thường có lối sống không sạch sẽ nhưng thực tế không phải vậy. Ngược lại, thực chất việc vệ sinh quá mức với những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh còn dễ khiến da bị kích ứng.
Gen cũng được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá ở mỗi người. Chính vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, tỷ lệ con cái của họ mắc phải cũng sẽ cao hơn.
Tương tự, nếu cha mẹ có mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành, con cái của họ cũng có nhiều khả năng gặp điều tương tự.
Một số loại thuốc như steroid hoặc lithium (một loại thuốc an thần) được xác định có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá ở một số người.
Các yếu tố khác gây mụn trứng cá
Mặc dù không phải là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, tuy nhiên một số yếu tố sau đây có khả năng khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn:
- Một chế độ dinh dưỡng quá nhiều cacbon hydrat (quá nhiều đường và bột)
- Dùng quá nhiều sữa bò và các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ pho mát)
- Hút thuốc lá
- Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
- Ăn các thực phẩm có chứa đường có thể khiến các triệu chứng về mụn trứng cá của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Giải pháp
Để phòng ngừa mụn trứng cá, chúng ta phải biết được các nguyên nhân gây mụn trên đây, từ đó có phương pháp điều chỉnh hợp lý theo khuyến cáo của các chuyên khoa da liễu
- Chăm sóc da hợp lý và khoa học
Chăm sóc da một cách khoa học chính là bước đầu tiên trong việc phòng ngừa mụn trứng cá. Việc chăm sóc da phải được thực hiện đều đặn và thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sau khi đi ra ngoài đường về nhà phải rửa mặt để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
Sử dụng loại sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da, không chà xát quá mạnh.
Tuyệt đối không tự ý nặn mụn vì dễ khiến da bị tổn thương, vi khuẩn lây lan khiến tình trạng mụn khó điều trị hơn.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là những khi thời tiết oi bức hay làm việc nặng khiến mồ hôi ra nhiều bằng cách tắm và lau sạch cơ thể cũng giúp da thông thoáng, hạn chế gây mụn.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt điều độ
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, hạn chế các chất ngọt-béo, chất kích thích, thực phẩm cay nóng, thay bằng rau xanh, hoa củ quả, trái cây chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tự nhiên giúp cơ thể tăng sức đề kháng, làn da hồng hào, mịn màng…
Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng, stress, lo âu… khiến cơ thể được thư giãn, thần kinh thoải mái, cơ thể được cân bằng cũng giúp phòng tránh mụn trứng cá hiệu quả.
- Sử dụng sản phẩm điều trị mụn đúng cách
Khi bị mụn, có thể bôi các sản phẩm chứa kháng sinh chống viêm, kháng khuẩn hoặc các chế phẩm giảm sừng hóa, tiêu nhân mụn… theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Serum trị mụn Relicos 10 minutes có chứa Curcuma Longa (Turmeric) Root Extract (chiết xuất nghệ), Chrysanthemum Indicum Flower Extract (chiết xuất hoa cúc vàng) và ZinC PCA (kẽm)… có đặc tính kháng viêm giúp giảm sung, mẩn đỏ nhanh chóng, giảm kích ứng do mụn trứng cá và làm lành các vết sẹo mụn. Ngoài ra sản phẩm còn có chiết xuất thông đỏ, chiết xuất hạt sen hồng, chiết xuất trà xanh, chiết xuất lá ổi, chiết xuất đương quy đều là những thành phần đầu bảng về khả năng kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa mụn, hỗ trợ mờ thâm sẹo, phù hợp với da mụn và dễ nổi mụn
Bên cạnh đó, kết hợp uống thảo dược có tác dụng cân bằng sinh lý da, giúp tăng cao hiệu quả điều trị mụn tốt hơn, giúp mau lành mụn, liền sẹo, ngăn ngừa mụn tái phát.
- Sử dụng mỹ phẩm đúng cách
Các mỹ phẩm nên sử dụng trong tình trạng da mụn gồm có: Sữa rửa mặt, sáp tẩy trang, serum hoặc kem trị mụn, kem chống nắng
Một số lưu ý cần nhớ khi dùng mỹ phẩm với da mụn trứng cá:
– Rửa mặt đúng cách: Đối với làn da dầu rất dễ bị mụn tấn công, bạn nên sử dụng loại sữa rửa mặt trị mụn phù hợp chứa thành phần axit salicylic tối thiểu 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối đề loại bỏ dầu nhờn trên da. Rửa bằng nước ấm không quá 30-35 độ C để da không bị kích ứng, khô da hay bong tróc da và lấy các bụi bẩn dễ dàng hơn rồi thấm phần nươc đọng trên mặt bằng khăn sạch mềm mại. Nếu thường xuyên đi ra bên ngoài bị bám nhiều bụi bẩn và đổ mồ hôi, bạn có thể rửa mặt thêm 1 lần nữa sau khi về nhà nhưng cũng không nên rửa mặt quá 3 lần trong ngày.
– Tẩy tế bào chết cho da: Tẩy da chết 1-2 lần/ tuần sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa mụn hình thành, da dẻ cũng được mịn màng và dễ hấp thu các dưỡng chất từ các sản phẩm trị mụn hoặc sản phẩm chăm sóc da hơn.
– Dùng kem chống nắng để bảo vệ da: Các loại kem chống nắng phù hợp với da mụn là dạng no sebum (không gây nhờn) hay oil free (không chứa dầu), gel hoặc nước chứa các thành phần zinc oxide và titanium oxide vì sẽ giúp da thông thoáng, không gây bóng nhờn, không bít lỗ chân lông mà còn ngăn chặn được cả tia UVA và UVB.
– Dùng sản phẩm chăm sóc da mụn: Sản phẩm chăm sóc da mụn được sử dụng nhiều nhất thường là những serum trị mụn, kem trị mụn, thuốc trị mụn, mặt nạ trị mụn…với các thành phần axit salicylic, benzoyl peroxide, …có khả năng sát khuẩn, chống viêm cao nên tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm sưng viêm và khô nhân mụn tốt.
Serum trị mụn Relicos Anti Acne 10 minutes là một loại serum có chứa cả 3 loại acid hỗ trợ điều trị mụn hàng đầu đó là Salicylic acid, Hydroxydecanoic acid, Sebacic acid. Các loại acid này có khả năng xuyên qua các lỗ chân lông chứa đầy các bã nhờn, phá vỡ các tế bào chết đang bện dính vào nhau trong lỗ chân lông, từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn đồng thời kiểm soát lượng dầu dư thừa, ổn định làn da trong trạng thái sạch khoẻ.