Mụn thâm và tụ máu thường phát triển do nặn mụn không đúng cách gây nhiễm trùng và khi nặn ra có cả mủ lẫn máu, và cũng do việc nặn mụn không dứt điểm hoặc vừa nặn mụn xong để lâu ngày tạo nên máu bầm bên trong da. Có nhiều cách để điều trị mụn trứng cá và các loại mụn khác và ngăn sự hình thành mụn thâm, tụ máu. Khoảng 80% những người từ 11 – 30 tuổi có sự xuất hiện của mụn ở một số giai đoạn. Trong bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm về thông tin một vài loại mụn khác nhau và phương pháp điều trị.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của loại mụn thâm hoặc tụ máu là do: bị nhiễm trùng da, viêm nang lông, do thay đổi về nội tiết.
Việc nặn mụn không dứt điểm hoặc nặn mụn không đúng cách có thể khiến các mạch máu bên dưới vỡ ra, lâu ngày tạo nên máu bầm bên trong da hoặc do bị mụn nhưng chủ quan không chữa trị kịp thời, do sử dụng những loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc không phù hợp.
Nổi mụn thường xuyên xảy ra khi lỗ chân lông của da bị tắc nghẽn do vi khuẩn, mồ hôi hoặc bụi bẩn. Mụn thâm, tụ máu nghiêm trọng hơn có thể là do sự thay đổi nội tiết tố ở thanh thiếu niên và phụ nữ trưởng thành hoặc cũng có khi do 1 số tác nhân khác như: stress, mất ngủ kéo dài, do tác động tiêu cực của môi trường: thay đổi thời tiết, gió, bụi, nóng bức… hoặc cũng có khi do rối loạn tiêu hóa hay chế độ ăn chưa hợp lý: ăn nhiều đồ cay nóng, lạm dụng các chất kích thích…
Cũng như mọi người cũng đã biết, khi bị mụn đồng nghĩa với việc da đã có những tổn thương nhất định. Theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, khi tổn thương trong da xuất hiện thì các hắc sắc tố sẽ gia tăng và đi đến khu vực đó để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. Các hắc sắc vốn dĩ là màn chắn để bảo vệ những tế bào da yếu ớt bên dưới trước tác hại của tia tử ngoại. Khi tổn thương càng lớn hoặc việc tiếp xúc với nguồn tia tử ngoại càng cao thì vết thâm sau mụn càng đậm màu và càng khó biến mất.
Các loại mụn
Có nhiều loại mụn khác nhau, có thể được phân loại thành mụn không viêm hoặc mụn viêm. Việc nặn bất kỳ mụn nào đều có thể dẫn đến việc hình thành mụn thâm, tụ máu.
Mụn không viêm: Mụn không viêm thường đáp ứng tốt với các biện pháp khắc phục tại nhà
- Mụn đầu đen: Mụn đầu đen hình thành do lỗ chân lông bị tắc bởi bã nhờn và tế bào da chết.
- Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng là một loại mụn hình thành khi các tế bào da chết, dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong các lỗ chân lông. Không giống như mụn đầu đen, mụn đầu trắng hình thành dưới bề mặt của một lỗ chân lông đóng kín. Chúng khó điều trị hơn mụn đầu đen.
Mụn viêm: Mụn viêm được đặc trưng bởi mụn đỏ có thể được phân loại:
- Sần: Do sự phá vỡ của các lỗ chân lông do viêm. Các triệu chứng bao gồm đau và đỏ da.
- Mụn mủ: Tương tự như sần nhưng chứa đầy mủ và có đầu màu vàng hoặc trắng.
- Hạch: Khi lỗ chân lông bị tắc, mức độ kích thích trở nên lớn hơn và xuất hiện sâu trong da, chúng hình thành các hạch. Những hạch này thường không thể được điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà mà cần phải có các can thiệp y tế.
- U nang: Xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc sâu hơn dưới da. Xuất hiện dưới dạng cục đỏ hoặc trắng và gây đau.
Điều trị
Sau một thời gian, mụn thâm, tụ máu sẽ tự lành nếu không có bất kì tác động nào đến chúng. Nếu nặn mụn không đúng cách có thể lây lan vi khuẩn sang các vùng khác trên khuôn mặt và cơ thể.
Cần giữ cho khu vực xung quanh mụn sạch bằng cách rửa sạch vùng da ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng sữa rửa mặt và nước sạch.
Mụn thâm, tụ máu tái phát hoặc dai dẳng có thể cần được điều trị bằng:
Điều trị với thuốc không kê đơn
Có nhiều phương pháp điều trị bằng thuốc không cần kê đơn cho các loại mụn khác nhau bao gồm cả mụn thâm, tụ máu:
- Retinoids tại chỗ: Những loại thuốc có thành phần chính là vitamin A làm giảm sản xuất dầu trong da và giúp ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc.
- Axit salicylic: Giúp loại bỏ các tế bào da chết tác động hiệu quả nhất trên mụn không bị viêm chẳng hạn như mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
Thuốc theo toa
- Kháng sinh: Thường được dùng hàng ngày dưới dạng thuốc viên, kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm có thể bôi trực tiếp lên da.
- Thuốc tránh thai: Ở phụ nữ và thanh thiếu niên, nồng độ hormone dao động có thể gây nổi mụn. Một số phụ nữ và trẻ em gái có thể được kê toa thuốc tránh thai để kiểm soát nồng độ hormone và làm sạch da.
- Isotretinoin: Là một loại thuốc retinoid theo toa thường dùng liên tục trong khoảng 4 đến 5 tháng. Tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng và thường chỉ được kê toa cho những người bị mụn mức độ nặng.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Thuốc hoặc các phương pháp điều trị y tế thường không cần thiết cho các trường hợp nhẹ của mụn thâm, tụ máu. Nhiều biện pháp khắc phục tại nhà có thể làm giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da mặt phù hợp.
- Sử dụng các mỹ phẩm không có mùi thơm phù hợp với làn da nhạy cảm có thể giúp ngăn ngừa mụn thâm, tụ máu.
- Lựa chọn các loại sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng, tinh chất trị mụn phù hợp với làn da nhạy cảm và “không gây dị ứng”, tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Vệ sinh da đúng cách
Tẩy trang sạch kể cả khi không trang điểm. Rửa da hai lần mỗi ngày bằng nước ấm và sữa rửa mặt nhẹ nhàng.
Nước đá: Đặt một ít đá lạnh vào khăn sạch và chườm lên những nốt mụn thâm, tụ máu trong 15 phút. Điều trị này nhằm mục đích giảm đau và sưng. Có thể lặp lại điều này nhiều lần mỗi ngày.
Dầu cây chè: Dầu cây chè có thể giúp điều trị mụn mức độ nhẹ và trung bình. Một nghiên cứu cho thấy rằng 5% dầu cây trà có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá như thuốc chứa 5% kem dưỡng da benzoyl peroxide, một loại thuốc trị mụn. Mặc dù dầu cây trà tác động chậm hơn so với benzoyl peroxide, nhưng nó gây ra ít phản ứng phụ hơn.
Sử dụng tinh chất trị mụn cô đặc 10 phút – Relicos Anti Acne 10 minutes:
Salicylic acid chiết xuất từ cây liễu, Hydroxydecanoic acid, Sebacic acid chiết xuất từ cây mía có trong sản phẩm sẽ đi sâu vào lỗ chân lông, phá vỡ kết cấu của chất bẩn, kháng khuẩn, kháng viêm trên chính nốt mụn
Thông đỏ đại dương có khả năng chống oxy hóa gấp 100 lần vitamin E, mờ thâm nhanh gấp 50 lần vitamin C và trà xanh, lá ổi, đương quy,…. giúp tái tạo làn da, cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng củng cố kết cấu tế bào da, phục hồi những tổn thương trên da, ngăn việc hình thành các hắc sắc tố tạo thành vết thâm trên da.
Các thành phần hoàn toàn thiên nhiên lành tính này sẽ gom cồi, đẩy cồi mụn lên trên bề mặt da. Bạn sẽ không cần nặn mụn gây nên các vết tụ máu trên da mà vẫn có thể loại bỏ được hoàn toàn nhân mụn.
Sản phẩm được Bộ y tế chứng nhận an toàn cả với làn da nhạy cảm nhất, được xếp vào danh mục Thiết Bị Y Tế Loại A
Hay nhớ, khi loại bỏ được mụn đúng cách an toàn kịp thời và không nặn mụn sẽ tránh được tình trạng thâm hay tụ máu trên da.
Cách phòng ngừa
Những lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa mụn thâm, tụ máu và các dạng mụn khác:
- Không bao giờ chạm hoặc nặn mụn vì có thể lây lan nhiễm trùng và gia tăng tỉ lệ xuất hiện mụn thâm, tụ máu.
- Giữ cho da mặt sạch và khô.
- Tẩy trang, sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt hai lần mỗi ngày để loại bỏ các tế bào da chết, vi khuẩn và các tạp chất khác.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc vải thô trên mặt vì có thể gây kích ứng da nhạy cảm và gây viêm.
- Giặt đồ, chăn gối, khăn tắm, tránh chạm tay vào mặt thường xuyên.
- Chọn sản phẩm trang điểm phù hợp, ưu tiên những loại không có mùi thơm và không gây kích ứng da. Vứt bỏ các mỹ phẩm trang điểm hết hạn.
- Giữ tóc gọn gàng, tránh quệt vào da mặt. Tóc nhờn hoặc chứa dầu, nước hoa và các sản phẩm khác có thể gây kích ứng da và làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây, rau, ngũ cốc. Hạn chế ăn nhiều đường, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm qua chế biến và rượu.
- Đối với những người mắc hội chứng không dung nạp sữa và một số thực phẩm khác có thể gây ra mụn trứng cá.
- Giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách tập thiền, thở sâu và thư giãn cơ bắp.