Các câu hỏi thường gặp về mụn

  1. Nguyên nhân nào gây mụn trứng cá?

Cho đến nay, nguyên nhân thực sự gây mụn trứng cá vẫn chưa được biết đến. Các bác sĩ cho rằng mụn là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố chính là do xáo trộn nội tiết tố (hormone) vào tuổi dậy thì, trước chu kỳ/ trước mãn kinh và do vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance).

  1. Hormone nào gây ra mụn?

Hormone Androgens được tuyến thượng thận sản xuất làm kích thích sự hoạt động tuyết nhờn, tuyến nhờn hoạt động mạnh khiến da dễ bị bí lỗ chân lông sinh ra mụn.

Ngược lại, hormone estrogen ở phụ nữ có thể giúp làm giảm mụn. Một số thuốc chứa estrogen có thể giúp điều trị mụn cho chị em.

Khi “đèn đỏ”, lượng estrogen có sự xáo trộn nên các chị em thường bị mụn vào các ngày này.

  1. Stress có gây mụn không?

Đối với một số người, stress và mất ngủ làm da dễ bị sạm và nổi mụn nhiều hơn. Tâm lý căng thẳng khiến cơ thể sản xuất nhiều androgen, hormone này kích thích tuyến bã nhờn gây nên mụn.

Khi thức khuya quá nhiều, da dễ bị sạm đi, thiếu sức sống và rất dễ bị mụn.

  1. Thức ăn có gây mụn không?

Các bác sĩ thường khẳng định là chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa thức ăn với mụn, nhưng trên thực tế một vài loại thức ăn có thể làm cho mụn nặng thêm, tùy vào cơ địa mỗi người.

Nhiều người khẳng định 100% rằng sau khi kiêng hẳn một loại thức ăn nào đó, tình trạng mụn của họ đã cải thiện hoàn toàn. Do vậy mọi người hãy chú ý tới những món mình ăn, nếu cảm thấy món nào “không ổn” cho da mặt thì hãy hạn chế nhé.

Vi dụ khi ăn nhiều đồ nóng (gây nhiệt trong người) như sầu riêng, xoài, bánh ngọt, nước ngọt v…. là da rất dễ lên mụn trứng cá.

  1. Có phải rửa mặt càng nhiều càng tốt?

Việc rửa mặt quá nhiều không cải thiện tình trạng mụn, ngược lại khi da bị tẩy rửa quá nhiều, tăng viêm nhiễm, làm mất chất giữ ẩm tự nhiên cho da, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động nhiều hơn để bù lại, và đây là lý do da càng nhờn càng mụn thêm nữa.

Tuy nhiên “lười” rửa mặt cũng không tốt (mồ hôi và bụi bẩn là môi trường tốt cho vi khuẩn P. ances phát triển).

Tốt nhất nên rửa mặt 1-2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp và 3-4 lần/ngày bằng nước, nhất là sau đi ngoài đường về hoặc đổ mồ hôi.

  1. Mồ hôi có gây mụn không?

Việc đổ mồ hôi nhiều và quần áo ẩm ướt có thể làm tăng 15% mụn. Vì vậy nên rửa mặt với nước sạch, hoặc nước muối sinh lí sau khi làm việc nặng hoặc ra mồ hôi.

 

  1. Thuốc men có gây ra mụn?

Mụn có thể tăng khi dùng thuốc bôi ngoài da không đúng cách, thuốc có chứa nhiều chất Corticoid (như Dexamethasol, Betamethazol…), thuốc làm thay đổi nội tiết tố nhất là các thuốc chứa androgen (chẳng hạn thuốc phát triển cơ bắp, thuốc trị động kinh) v.v.

Thuốc uống đặc trị một số bệnh nào đó cho cơ thể cũng có thể làm xáo trộn nội tiết, hoặc tăng tính nóng làm da bị nổi mụn trứng cá.

 

  1. Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da có gây mụn?

Một số loại mỹ phẩm có thể làm cho tình trạng mụn của các bạn nặng thêm. Tốt nhất các bạn nên chọn những mỹ phẩm có ghi “non-comedogenic” (không gây ra mụn đầu trắng & đầu đen) hoặc “non-acnegenic” (không gây mụn trứng cá). Những sản phẩm này đều đã được thử trên thỏ hoặc người da nhờn nên chúng ít có nguy cơ gây ra mụn hơn.

Tuy nhiên, không có sản phẩm nào đảm bảo 100% không gây ra mụn, vì chúng có thể tốt với người này nhưng lại kích ứng với người khác. Ngoài ra nếu có trang điểm, các bạn hãy luôn luôn tẩy trang trước khi đi ngủ nhé!

 

  1. Môi trường ô nhiễm có gây ra mụn?

Điều này đúng với một số người, đặc biệt ở những đất nước mà môi trường đáng báo động như Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên để hạn chế khả năng hình thành mụn, mọi người nên đeo khẩu trang, che chắn khi ra đường và tẩy trang rửa mặt sạch trước khi đi ngủ nhé.

 

  1. Còn những tác nhân nào có thể gây ra mụn nữa?

– Công việc: môi trường làm việc có thể tạo điều kiện để các chị tiếp xúc với những chất gây ra mụn.

– Ánh nắng: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc phơi nắng quá nhiều cũng gây ra mụn.

– Khí hậu: Sự ẩm ướt có thể tạo ra hơi nước ở lỗ chân lông khiến chúng sưng lên. Ngược lại, quá khô ráo cũng khiến da bị mất nước, da thiếu cân bằng nên dễ nhạy cảm, sinh mụn.

– Thói quen nặn mụn: Trong nhiều trường hợp, việc nặn mụn làm dây vi khuẩn từ chỗ này sang chỗ kia, hoặc khiến vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào da. Chị nào từng bị mụn bọc chắc biết, khi mụn mới bắt đầu sưng, nếu cứ dùng ngón tay bóp hoặc nặn thì mụn dễ sưng to và rất đau. Tốt nhất các chị hãy nặn mụn khi mụn đã già và cồi cứng.

– Áo gối, chăn màn, khẩu trang … bị bẩn: Nên giặt những vật dụng cá nhân định kì để đảm bảo vệ sinh. Đôi khi những chất bẩn bám trên áo gối hay khẩu trang lâu ngày không giặt cũng là yếu tố góp phần gây ra mụn trứng cá.

  1. Mặt nạ thiên nhiên có thực sự trị mụn hiệu quả?

Dùng mặt nạ thiên nhiên là sự lựa chọn của rất nhiều người khi bị mụn, bởi cho rằng nó tiết kiệm, an toàn và tốt cho da. Song phương pháp này mang lại hiệu quả khá chậm, phải áp dụng lâu dài, chỉ thích hợp với trường hợp mới. Đối với loại mụn đầu đen lâu năm thì hầu như hoàn toàn vô hiệu.

 Hơn nữa, nếu không biết cách pha chế và sử dụng thì rất dễ khiến da bị tổn thương, kích ứng, bắt nắng, thậm chí nổi mụn nhiều hơn. Bạn có thể tìm 1 loại kem trị mụn, serum trị mụn có chất lượng đảm bảo để dùng.

 

  1. Da khô có thể bị mụn trứng cá không?

Cả da khô và da dầu đều có thể bị mụn. Nguyên nhân gây mụn là do da sản sinh quá nhiều dầu thừa, khiến cho bụi bẩn vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông. Điều này dẫn đến da bị viêm và sưng đỏ mà bạn thấy khi bị mụn.

Kể cả khi da bạn là da khô, tế bào chết, bụi bẩn và mỹ phẩm trang điểm cũng có thể tích tụ làm bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn

Hơn nữa, khi da bạn bị quá khô, lớp màng lipid này bị phá vỡ và chúng không thể bảo vệ da bạn cũng như sản sinh tế bào mới được nữa, từ đó khiến da bị ngứa, viêm nhiễm và gây mụn.

Bên cạnh đó, da luôn tiết ra một lớp dầu dưỡng ẩm tự nhiên cho da, giúp da không bị khô. Tuy nhiên, nếu bạn để da quá khô thì cách mà da tự chữa bệnh cho mình đó là sản sinh ra thật nhiều dầu để cùng với lớp màng lipid bảo vệ cho da. Một làn da đang bình thường tự nhiên đổ nhiều dầu sẽ khiến lỗ chân lông bị quá sức chịu đựng và từ đó, dầu sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, cộng hưởng với việc lớp lipid bị mất đi, da không được bảo vệ đã khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng xâm nhập, tích tụ trên da và gây ra mụn.

  1. Có nên ngừng trang điểm nếu lên mụn?

Nếu bạn nghi ngờ sản phẩm trang điểm góp phần khiến da bạn nổi mụn, hãy thử không dùng chúng trong vài tuần và theo dõi tình trạng da. Có vài trường hợp da nổi mụn là vì tiếp xúc với các chất chứa dầu thường có trong mĩ phẩm.

Ngoài ra da bị lên mụn là do bạn tẩy trang, rửa mặt chưa sạch sau khi trang điểm.

Khi bị lên mụn bạn nên hạn chế trang điểm vì đồ trang điểm đôi khi là tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông, còn nếu trong những trường hợp bắt buộc phải trang điểm thì hãy nhớ tẩy trang thật sạch sau đó nhé

  1. Thành phần trị mụn nào nên sử dụng?

Salicylic acid là thành phần thường gặp trong nhiều liệu pháp trị mụn, vậy tại sao nó thông dụng như thế? Salicylic acid giảm mụn bằng cách giảm viêm, giảm đỏ và thanh tẩy lỗ chân lông, khiến mụn nhỏ đi. Salicylic acid có nhiều dạng và nồng độ, có thể chứa trong sữa rửa mặt, toner, serum và lotion

Dòng sản phẩm trị mụn của Relicos có chứa Salicylic acid tẩy da chết nhẹ nhàng cho da, giảm mụn giảm viêm, bạn cũng có thể tham khảo

Khi dùng salicylic acid để trị mụn, bạn cần phải dùng thường xuyên và liên tục để da không phát mụn cũng như tránh lỗ chân lông bít tắt trở lại. Bên cạnh đó, hãy kết hợp salicylic acid với benzoyl peroxide. Salicylic acid làm sạch lỗ chân lông còn benzoyl peroxide giúp giảm P.acnes, khuẩn gây mụn và tẩy da chết.

  1. Có phải nổi mụn là do chạm vào mặt mình quá nhiều?

Việc này khá phức tạp. Những vi trùng trên tay bạn không phải là loại vi trùng gây nổi mụn, tuy nhiên bụi bẩn và dầu nhờn bạn chạm vào có thể là vấn đề. Hãy nghĩ về tất cả những thứ chúng ta đã chạm vào trong một ngày mà thậm chí còn chẳng để ý tới – đồ ăn, tóc, tay nắm cửa, thú nuôi.

Những sản phẩm nền dầu, kết cấu đặc và nhờn dính đều gây tắc lỗ chân lông. Cùng với những lỗ chân lông bị bít kín và lớp dầu thừa, vi khuẩn gây nổi mụn có lượng lớn thức ăn và sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Bác sĩ khuyên bạn nên kéo tóc cho khỏi chạm vào mặt khi ngủ và chọn những loại sản phẩm không dầu, không silicon để giúp ngăn ngừa nổi mụn nhiều hơn nữa. Và, tất nhiên, bạn vẫn không nên chạm vào mặt. Bất cứ khi nào bạn quấy rầy các tuyến dầu và nang lông, bạn đang tự tạo nên nguy cơ kích ứng và viêm nhiễm cho làn da của mình.

 

  1. Mụn trứng cá có xảy ra khác nhau giữa nam và nữ

Đúng. Có sự khác biệt về tỷ lệ mụn giữa đàn ông và phụ nữ trong nhóm tuổi khác nhau. Nam vị thành niên có xu hướng cao hơn rất nhiều mụn trứng cá  ở nữ có cùng độ tuổi, trong khi phụ nữ lớn tuổi có xu hướng bị mụn cao hơn những người đàn ông ở cùng độ tuổi. Bên dưới những khác biệt này là sự tương phản hoàn toàn giữa các kết cấu nội tiết tố của nam giới và phụ nữ.

  1. Tại sao mụn trứng cá xuất hiện thường xuyên nhất ở thanh thiếu niên?

Yếu tố chính gây ra mụn trứng cá là các hormone thay đổi – cụ thể là hormone nam testosterone. Một số phụ nữ vẫn có một ít testosterone. Vì thế khi thanh thiếu niên bước vào tuổi dậy thì, hormone của họ bắt đầu tăng lên và từ đó mụn trứng cá xuất hiện.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thibft kế web bởi Hoangweb.com